Trường THCS Hồ Xuân Hương- Vườn ươm cho những tài năng, Thành công từ sự khác biệt
Bút lông vốn là vật bất ly thân gắn bó hàng ngàn năm đối với sĩ tử thuở xa xưa, trước khi bút bi được phát minh, đó là giai đoạn từ khoảng những năm 100 đến thế kỷ XVII. Đi cùng thăng trầm của lịch sử, bút lông chim trở thành biểu tượng cho chặng đường đèn sách, khoa cử, đỗ đạt của học trò. Không chỉ các triều đình, nhà nước, bộ lạc; các thế hệ học trò, nho sĩ, người đỗ đạt thành tài mà cả thầy đồ, thầy thuốc, thầy phong thủy; rồi những thương lái, nhà khoa học, nhà lịch sử đều sử dụng chiếc bút lông này. Chiếc bút lông là công cụ để những thiên tài lỗi lạc bộc lộ tài năng, những Trạng nguyên thả hồn vào bài văn đạt điểm tuyệt đối rồi được phong chức vị cao, thăng quan tiến chức.
Khi đó, sĩ tử đỗ đạt thành tài được ví như chim Hồng hạc – loài đứng đầu trong họ lông vũ, được gọi là nhất phẩm điểu. Hạc có tính cách của một người quân tử trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót sánh với nhân tài. Hạc trong các bức tranh xưa thường được vẽ cảnh đang sải cánh lên bầu trời với tinh thần vươn cao, vươn xa, ý nghĩa đem lại nguồn năng lượng sống dồi dào và ý chí mạnh mẽ.
Bởi thế biểu tượng chiếc bút lông kết hợp cùng cánh chim hồng hạc được sử dụng làm Logo cho trường THCS Hồ Xuân Hương – trực thuộc Hệ thống giáo dục Đào Duy Từ, với ý nghĩa các thế hệ học sinh luôn tỏa sáng như đàn chim Hồng Hạc bay đi khắp muôn nơi từ mái trường này.
Ở một góc khác, biểu tượng cánh chim dang rộng cánh bay lên ấy có khi được hiểu là cánh chim đại bàng, một loài chim được biết đến với khả năng săn mồi rất nhanh, chúng có cặp móng vuốt sắc nhọn. Cánh chim đại bàng biểu trưng cho sự hùng cường, trở thành con vật đại diện cho những người thiên về lĩnh vực kinh doanh, thương mại; nó sẽ luôn tung cánh hòa nhập với muôn nẻo đất trời, núi cao, biển cả. Chim Hồng Hạc tượng trưng cho sự nền nã, cho những người đi lên và gắn bó với con đường bút nghiên, khoa cử, quan chức nhà nước, khoa học,….
Dù là cánh chim nào thì mọi góc nhìn đều cho thấy mong muốn tột bậc của lãnh đạo nhà trường chính là sự tỏa sáng của các học trò trong tất cả các lĩnh vực sau khi rời ghế nhà trường. Đích cuối cùng của quá trình đào tạo là các em sẽ gặt hái thành công ở nhiều mảng, nhiều ngành nghề khác nhau, có thể là viên chức, công chức nhà nước; hoặc là một nhà kinh doanh, học giả; kiến trúc sư, nhà điêu khắc, chế tạo, chế biến; hoặc cũng có thể trở thành nhà giáo, nhà báo, luật sư, bác sĩ.v.v..
"Bà chúa Thơ Nôm" trong tranh vẽ xưa
Cũng giống như sự kết hợp của các biểu tượng trên, việc sử dụng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đặt tên cho nhà trường trực thuộc Hệ thống Giáo dục Đào Duy Từ chính là sự hợp nhất của các anh tài đất Việt.
Nếu Đào Duy Từ là một nhà chính trị, quân sự và nhà văn hóa của Chúa Nguyễn thì Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm; những tài năng xuất chúng ấy hợp lại sẽ thành văn võ vẹn toàn. Với tên gọi này, nhà trường mong muốn sẽ tạo thành động lực để các em học sinh lấy đó làm gương, không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu để hoàn thiện về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất, tâm hồn. Từ đó, các em sẽ luôn bay cao, bay xa đi muôn nơi từ ngôi nhà THCS Hồ Xuân Hương cũng như Hệ thống Giáo dục Đào Duy Từ.