Nếu không đồng ý với một quan điểm, bạn nói "To be honest, I don’t agree with that", "I think there’s a better explanation"; phản đối một phần dùng "Yes, but…".
Trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào, bạn cũng được lắng nghe các quan điểm. Để bày tỏ đồng tình hoặc không, bạn có thể tham khảo những cách diễn đạt sau:
Đồng tình
– Absolutely!/ Definitely!/ Of Course!
Những từ này đều có nghĩa là "rõ ràng", "tất nhiên", thể hiện thái độ đồng tình mạnh mẽ với một người khác.
Ví dụ: Do you think that eating less meat is better for the environment? – "Absolutely!" (Bạn có nghĩ rằng ăn ít thịt tốt hơn cho môi trường? – Chắc chắn rồi).
Do you believe that hard work is the key to success? – Definitely! (Bạn có tin rằng làm việc chăm chỉ là chìa khoá thành công? – Rõ ràng)
If I ask her on a date, do you think she’ll say yes? – Of course! (Nếu tớ đề nghị cô ấy về một buổi hẹn hò, cậu nghĩ cô ấy sẽ đồng ý chứ? – Tất nhiên rồi)
– I also think so.
Khi bạn đồng ý với ai đó và muốn sử dụng một câu thay vì một từ cảm thán, đây là lựa chọn phù hợp cho bạn. Câu này có nghĩa "Tôi cùng nghĩ vậy".
Chẳng hạn: I think the meeting room in our office needs more chairs – I also think so. (Tôi nghĩ rằng phòng họp của chúng ta cần nhiều ghế hơn – Tôi cũng nghĩ vậy).
– I agree with you a hundred percent / I agree with you entirely.
Cũng mang hình thức một câu hoàn chỉnh như ví dụ trên, hai câu này có phần phức tạp và chi tiết hơn, lần lượt mang nghĩa: Tôi đồng ý 100% và tôi đồng ý hoàn toàn.
Ví dụ: Nothing can replace the feeling of reading paper books – I agree with you a hundred percent. (Không gì có thể thay thế cảm giác đọc sách giấy – Tớ đồng ý với cậu 100% luôn).
I don’t think Jeff’s plan is going to work – I agree with you entirely (Tớ không nghĩ kế hoạch của Jeff thành công – Tớ hoàn toàn đồng ý).
– You can say that again!
Mang nghĩa "Bạn có thể nói lại một lần nữa", câu này cho thấy bạn hoàn toàn đồng ý với những gì đối phương vừa nói và muốn nghe nhiều hơn. Thông thường, người dùng tiếng Anh không lặp lại toàn bộ và y nguyên những gì họ nói sau khi nghe câu này, mà sẽ diễn giải thêm về quan điểm của mình.
Ví dụ: We shouldn’t worry about things we can’t control – You can say that again! (Chúng ta không nên lo lắng về những điều không thể kiểm soát – Cậu có thể nhắc lại điều này đấy).
– That’s so true!
Ví dụ: Helping others always makes me feel better – That’s so true! (Giúp đỡ người khác luôn khiến tôi cảm thấy tốt hơn – Đúng là như vậy/ Điều đó chuẩn đấy).
– I was just going to say that!
Chẳng hạn: The wind is so cold today – I was just going to say that! (Hôm nay gió lạnh quá -Tớ cũng định nói thế).
– I have no objections
Đây là câu đồng tình mang sắc thái thấp hơn, nghĩa là "Tôi không có gì phản đối". Sở dĩ, không phản đối không có nghĩa đồng tình, nhưng quan điểm khác biệt chưa đến mức tạo ra xung đột.
Ví dụ: I think we should buy pink curtains for our study room – I have no objections to this. You can pick whatever color you want. (Tớ nghĩ chúng ta nên mua rèm màu hồng cho phòng làm việc của mình – Tớ không phản đối điều này. Cậu có thể chọn bất cứ màu nào mình muốn).
Quan điểm phản đối
Nhiều người học tiếng Anh rụt rè với việc đưa ra ý kiến phản đối, bởi đi kèm với nó cần một câu giải thích tại sao bạn không đồng tình. Dưới đây là một số mẫu câu bạn có thể tham khảo:
– I beg to differ.
Đây là câu thể hiện sự phản đối mạnh mẽ với sắc thái trang trọng, lịch sự.
Ví dụ: Chocolate cake is the best cake – I beg to differ. While chocolate cake is good, coconut cake is the best, in my opinion. (Bánh chocolate ngon nhất – Tôi có ý kiến khác. Dù bánh chocolate rất ngon nhưng theo quan điểm của tôi, bánh dừa mới tuyệt nhất).
– No way!
Cụm từ này mang sắc thái ngạc nhiên, thể hiện sự phản đối một cách không chính thức.
Chẳng hạn: Jeff says that he can memorize everything for a test in just an hour! -No way! (Jefff nói cậu ấy có thể ghi nhớ mọi thứ để hoàn thành bài kiểm tra trong một giờ – Không thể nào).
– I think there’s a better explanation
Mang nghĩa "Tôi nghĩ có lời giải thích tốt hơn", câu này được dùng khi người nói đã chuẩn bị sẵn những luận điểm để phản biện ý kiến trước đó.
Ví dụ: Our profits are down this year because our employees are taking too many coffee breaks – I think there’s a better explanation. Maybe profits are down because our new website keeps crashing. (Năm nay, lợi nhuận của chúng ta giảm vì nhân viên nghỉ giải lao quá nhiều – Tôi nghĩ có cách giải thích hợp lý hơn. Lợi nhuận giảm có thể vì trang web mới của chúng ta liên tục gặp sự cố).
– Yes, but…
Cụm từ này được dùng khi bạn đồng ý một phần với người nói và có cách giải thích khác.
Ví dụ: I think we should plant a lot of trees in our front yard – Yes, but we don’t really have a lot of space to plant more than eight trees. (Tớ nghĩ chúng ta nên trồng nhiều cây hơn ở sân đằng trước – Đồng ý, nhưng chúng ta không có nhiều khoảng trống để trồng nhiều hơn 8 cây).
– To be honest, I don’t agree with that
Đây là cách nói lịch sự để không đồng ý với quan điểm của người khác.
Ví dụ: We should hire more people to get the work done – To be honest, I don’t agree with that. I think we can get the work done ourselves if we just focus. (Chúng ta nên thuê nhiều người hơn để hoàn thành công việc. – Thành thật mà nói, tôi không đồng ý với quan điểm đó. Tôi nghĩ chúng ta có thể hoàn thành công việc nếu tập trung).